1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

335 Lao động

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
MỤC LỤC

Theo quy định pháp luật lao động, người sử dụng lao động chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà người lao động gặp phải do tai nạn lao động trong quá trình làm việc. Cơ sở pháp lý cho trách nhiệm này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và được quy định bắt buộc trong doanh nghiệp. Để có được thông tin chi tiết một cách hệ thống về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động của người sử dụng hãy theo dõi bài viết dưới đây của Y&P Law firm:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  • Thông tư 28/2021/TT-BLĐTB&XH

Các trường hợp được bồi thường tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

-  Cụ thể, các trường hợp người lao động được bồi thường tai nạn lao động bao gồm:

  • Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên;
  • Bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra;

Trừ các trường hợp nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động)- Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTB&XH

Như vậy, căn cứ vào kết luật điều tra tai nạn lao động xác định có thuộc trường hợp tai nạn lao động hay không.

-  Nguyên tắc bồi thường:

(i) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

(ii)  Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:

  • Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
  • Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động

Căn cứ Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đối với người lao động như sau:

(i) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và phải tạm ứng chi phí cho người lao động;

(ii) Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động, cụ thể:

-  Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

-  Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

(iii) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

(iv) Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

(v) Thực hiện bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

(vi) Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

(vii) Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

(viii) Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.


Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động của người sử dụng lao động (Ảnh minh họa)

Mức bồi thường và trợ cấp tai nạn lao động

Mức bồi thường tai nạn lao động

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nêu trên được tính như sau:

-  Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

-  Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:

  • Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
  • 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
  • a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Ví dụ:

-  Ông A bị tai nạn lao động giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

-  Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng tiền lương).

Trợ cấp tai nạn lao động

Theo quy định Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động như sau:

1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

  • Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
  • Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Ví dụ: 

-  Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. 

Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).

-  Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 4). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:

Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).

Như vậy, ngoài khoản bồi thường tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện trợ cấp cho người lao động theo nguyên tắc được quy định đã nêu trên.

Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp tại Y&P Law firm

Tại Y&P, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

💥Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

💥Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:

🔑4 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa...

🔑5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường...

🔑 Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Chúng tôi đặc biệt am hiểu về một số bộ quy tắc CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp), như RBA...

Liên hệ ngay để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đến sự phồn thịnh và vinh quang!

Bài viết tham khảo:

Thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong hợp đồng cho thuê lại lao động

Trách nhiệm của Người sử dụng lao động thực hiện ký kết HĐLĐ điện tử sau thời gian sau thời gian bắt đầu làm việc của người lao động

Thủ tục chuyển đổi thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội cho người lao động khi thay đổi trụ sở công ty

NTTT




HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc