1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Hình sự

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.

4623 Hình sự

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.
MỤC LỤC

Gần đây, tình hình tội phạm ở nước ta nói chung và tại Vĩnh Phúc nói riêng đang có xu hướng gia tăng, tính chất nguy hiểm và phạm tội trên nhiều lĩnh vực… nhiều vụ án nghiêm trọng, đồng phạm phức tạp. Vì vây, việc giải quyết các vụ án đồng phạm đòi hỏi xác định đúng vai trò, tính chất hành vi, mức độ tham gia vụ án của từng người. Những vấn đề xung quanh đồng phạm được đặt ra như việc xác định các loại người trong vụ án đồng phạm, nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH Youth & Partners sẽ nêu rõ các vấn đề về nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.

Căn cứ pháp lý:

-  Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

1.  Khái niệm về “Đồng phạm”

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Hình sự quy định như sau:

“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”

Từ căn cứ trên, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm. Chính vì vậy, việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội, vừa phải tuân thủ những nguyên tắc có tính cá biệt.

2.  Vai trò trong vụ án đồng phạm

Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015, sửa đổi bổ sung 2017, quy định về các trường hợp người đồng phạm như sau:

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

-  Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

-  Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

-  Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

-  Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Trong vụ án đồng phạm tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.

3.  Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

a. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung

Theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam đã xác định:

-  Tất cả những người đồng phạm đều bị  truy tố, xét xử về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật, trong phạm vi những chế tài điều luật đó quy định.

-  Những nguyên tắc chung về truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt, về thời hiệu mà luật định đối với loại tội phạm do đồng phạm thực hiện được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm.

b. Nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Luật hình sự Việt Nam đã xác định nguyên tắc thứ hai trong việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là “mỗi người phải chịu trách nhiệm độc lập” về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Nguyên tắc này được thể hiện:

-  Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác.

-  Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác.

-  Hành vi của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

-  Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác.

Như vậy, tại Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

c.  Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.

-  Khi cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm cần căn cứ vào tính chất của đồng phạm.

-  Đánh giá tính chất của hành vi phạm tội để cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Khi đánh giá tính chất của tội phạm, cần lưu ý một số vấn đề như: Xem xét, cân nhắc lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội; phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội; khách thể xâm hại…

-   Khi cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm căn cứ vào mức độ tham gia của người phạm tội.

-   Khi cá thể hóa trách nhiệm hình sự có thể căn cứ vào các loại tội phạm mà đồng phạm thực hiện tập trung vào các nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; nhóm tội xâm phạm chế độ sở hữu, đây là những nhóm tội có thể dễ dàng xác định được tính chất, mức độ tham gia của người phạm tội căn cứ vào hành vi phạm tội.

Trên đây là trên đây là đôi dòng phân tích về vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm theo Bộ luật hình sự hiện hành của Công ty Luật TNHH Youth and Partners

Hy vọng Quý vị sẽ có thêm những hiểu biết pháp lý hữu ích về vấn đề này.

TTTT


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc