1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Hình sự

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC

1457 Hình sự

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC
MỤC LỤC

Xâm hại tình dục là một trong những vẫn đang được xã hội quan tâm, mặc dù đã được biết đến qua rất nhiều thời kỳ tuy nhiên xâm hại tình dục chưa bao giờ hết nhức nhối, thâm chí ngày càng phức tập và khó lường. Theo thống kê của BCA năm 2020 tội phạm hiếp dâm tăng 13,51% (trong đó hiếp dâm trẻ em tăng 30,38%). Thật sự là một hiện thức đáng buồn và tồi tệ.

1.                   Khái quát về các tội phạm tình dục

1.1               Khái niệm về các tội phạm tình dục

Theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam, tội phạm phải là hành vi của con người, những gì mới chỉ hình thành trong tư tưởng chưa thể hiện ra bên ngoài thành hành vi thì chưa thể gọi là tội phạm.

Hành vi xâm phạm tình dục gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tự do thân thể, nhân phẩm, danh sự của con người nói chung, đặc biệt xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của con người nói riêng. Nói cách khác, hành vi này là hành vi vô nhân đạo. Nạn nhân sẽ phải chịu những ám ảnh về tinh thần và thể xác. Những hành vi này là những hành vi đồi bại xâm phạm đến những giá trị đạo đức, gây tâm lí bất bình và lo ngại cho xã hội.

Tội phạm tình dục được quy định trong Bộ Luật Hình sự, cụ thể tại các Điều 114 đến 126 BLHS, đây là cơ sở pháp lý quan trong để bảo vệ cũng như xử lý nghiêm khắc các tội phạm tình dục.

Tội phạm tình dục là các tội do hành vi của con người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra cố ý. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Hình sự là nguyên tắc có lỗi. Luật Hình sự Việt Nam không chấp nhận quy tội khách quan. Năng lực trách nhiệm hình sự là một điều kiện cần thiết để có quy một người có lỗi khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hay không, bởi nếu người đó có năng lực trách nhiệm hình sự thì mới có thể được xác nhận là tội phạm.

Thay đổi trong quy định tại nhóm tội xâm phạm tình dục theo Bộ luật hình sự năm 2015 - Kiểm Sát Online

1.2               Cơ sở quy định các tội phạm tình dục

Quyền con người

Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận các quyền con người, quyền công dân tại hơn 30 Điều luật quy định trong Hiến pháp 2013 và cụ thể hóa tại các bộ luật, luật chuyên ngành. Theo đó, hành vi tình dục được tội phạm hóa là hành vi có tính nguy hiểm đáng kể, gây cản trở việc thực hiện quyền con người.

Bảo vệ đạo đức, văn hóa

Sự gia tăng không ngừng của các hành vi xâm phạm tình dục là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng. Chỉ tiếng riêng năm 2018-2020 tại thành phố Cần Thơ đã xảy ra 92 vụ liên quan đến tội xâm hại tình dục. Theo báo cáo của BCA từ 6/2012-6/2021, toàn quốc có 3.874 vụ xâm hại trẻ em với 4.44. đối tượng ...

Bảo vệ an toàn xã hội và phòng chống tội phạm

Các tội phạm tình dục không những tác dụng nặng nề đến đạo đức mà còn rối loạn, an toàn xã hội. Hành vi xâm phạm tình dục không chỉ ngày càng gia tăng một cách đáng kể mà còn đa dạng và khó năm bắt hơn. Một thực tại đáng buồn là những vụ xâm hại tình dục xuất hiện khá nhiều ở những nơi kinh tế giáo dục kém phát triển.

Các quốc gia trên thế giới trừng phạt tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như thế nào?

2.                   Thực trạng pháp luật hình sự quy định về tội phạm xâm hại tình dục

Tội phạm tình dục được xếp vào “Các tội phạm xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người”. Hành vi phạm tội đều dưới dạng hành động phạm tội và đều là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác những vẫn thực hiện để đạt được mục đích của mình.

Theo quy định tại BLHS 2015 tại Điều 12, chủ thể có thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên khi hành vi phạm tội thuộc các khoản 2,3,4 tại Điều 141 BLHS 2015 hoặc chủ thể là người đủ 16 tuổi trở lên khi hành vi thuộc Khoản 1 Điều 141 BLHS 2015.

Hành vi đầu tiên được ghi nhận được quy định tại Điều 141 BLHS 2015;

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 BLHS 2015 về cơ bản gần giống với điều 141 tuy nhiên sự khác biệt nằn ở độ tuổi ở nạn nhân;

Tội cưỡng dâm và cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 143, 144 BLHS 2015;

Tội giao câu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 BLHS;

Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 146 BLHS.

Chứng cứ gì để chứng minh trẻ bị xâm hại tình dục?

3.                   Các khung hình phạt cơ bản và khung hình phạt tăng nặng

Khung hình phạt cơ bản. Đối với tội hiếp dâm (điều 141) và cưỡng dâm (điều 143) có thể lên đến từ 5 đến 7 năm tù. Riêng đối với đối tượng là người dưới 16 tuổi thì hành vi cưỡng dâm hay hiếp dâm sẽ đối mặt với hình phạt nặng hơn rất nhiều từ 10 đên 15 năm tù giam.

Khung hình phạt tăng nặng. Được áp dụng trong những trường hợp: phạm tội có tổ chức, đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh, nhiều người hiếp hay cưỡng dâm một người, phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai, gây thương tích và tổn hại sức khỏe gây rối loạn tâm thần và hành vi tổn thương cơ thể từ 30% - 60%,… phạm tội khi biết mình bị HIV, làm nạn nhân chết hoặc tự sát,…..

 Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết gì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc! 

NTY


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc