1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Hình sự

Vĩnh Phúc - Cần làm thế nào khi hình ảnh cá nhân bị xúc phạm trên mạng xã hội

2930 Hình sự

Vĩnh Phúc - Cần làm thế nào khi hình ảnh cá nhân bị xúc phạm trên mạng xã hội
MỤC LỤC

Ngày nay, mạng xã hội ngày càng phát triển khiến cho khoảng cách giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia ngày càng gần nhau. Tuy nhiên, điều này cũng là một con dao hai lưỡi khi những cá nhân lợi dụng điều này để đăng những hình ảnh của người khác mà không được phép để đưa tin sai sự thật nhằm gây sốc, để quảng cáo hay thậm chí để bôi nhọ, xúc phạm danh dự của người khác. Vậy trong trường hợp này, pháp luật có quy định như thế nào? Và những cá nhân/tổ chức bị xâm phạm hình ảnh cần làm gì để bảo vệ hình ảnh, danh dự của bản thân. Tại bài viết này, Công ty Luật TNHH Youth & Partners sẽ đưa ra tư vấn cho những Quý Khách hàng quan tâm đến vấn đề này.

1. Quyền hình ảnh của cá nhân được bảo vệ như thế nào

Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”, đặc biệt, tại Hiến pháp năm 2013 không chỉ tái khẳng định điều này, mà còn mở rọng phạm vi từ công dân sang con người, cụ thể “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Như vậy, tất cả mọi người dù là công dân Việt Nam hay không là công dân Việt Nam, dù bị mất năng lực hành vi hay bị hạn chế quyền công dân cũng sẽ được Hiến pháp – Văn bản pháp lý bảo vệ

Từ Hiến pháp, đã có nhiều những văn bản pháp luật quy định vấn đề này với tinh thần bảo vệ danh dự, hình ảnh của cá nhân, cụ thể như: Bộ Luật Dân sự 2015 bên cạnh việc khẳng định lại một lần nữa pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì cũng quy định những biện pháp giúp bảo vệ quyền lợi này.

Bộ Luật Hình sự 2015 cũng quy định làm nhục người khác là một loại tội phạm và tùy theo tính chất vi phạm sẽ bị xử lý hình sự. Hành vi làm nhục này cũng bao gồm các hành vi như đăng các hình ảnh của người khác nhằm mục đích xúc phạm, bôi nhọ danh dự nhân phẩm hoặc nhằm mục đích đăng các thông tin sai sự thật.

Ngoài hai văn bản trên, còn rất nhiều những quy định khác đặt ra những hành lang pháp lý để bảo vệ quyền hình ảnh của mọi người, kèm theo đó là những biện pháp xử lý giúp ngăn chặn được các hành vi này

2. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân

Mặc dù, pháp luật đã quy định rõ ràng, cụ thể như vậy, tuy nhiên vẫn có những cá nhân, tổ chức vi phạm những quy định này để xâm phạm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, danh dự của các cá nhân, tổ chức khác.

Theo kinh nghiệm xử lý những vụ việc tương tự của Công ty Luật TNHH Youth & Parners, nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người vi phạm và sự hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi của bản thân đối với bên bị vi phạm. Do đó, Youth & Partners sẽ đưa ra lời tư vấn về hành lang pháp lý trong vấn đề này như sau:

1.1. Về các quy định pháp luật trong việc xử lý các hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân, tổ chức

Như đã nói ở trên, bên cạnh Hiến pháp, các Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Bộ Luật Hình sự năm 2015 cũng đã đưa ra những biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm này, cụ thể:

Bộ Luật Dân sự tại Mục 3 đã quy định rằng:

Cá nhân, pháp nhân xâm phạm hình ảnh của cá nhân, tổ chức và pháp nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại sẽ bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Chủ thể xâm phạm hình ảnh của người khác phải bồi thường theo quy định và một khoản tiền khác để bù đấp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường do Tòa án quyết định.

Hoặc cá nhân/tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 99 và 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Trường hợp các hành vi sử dụng hình ảnh để xúc phạm danh dự nhân phẩm người các mang tính chất nghiêm trọng, người gây ra hành vi có thể bị cơ quan công an khởi tố về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015, tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân có thể bị cảnh cáo, phạt tiền hoặc chịu mức phạt cao nhất là phạt tù 02 năm.

1.2. Cá nhân/tổ chức cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình

Cá nhân/tổ chức khi bị người khác sử dụng hình ảnh để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, yêu cầu xử phạt, bồi thường hoặc công khai xin lỗi.

Tuy nhiên, để giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian xử lý và hạn chế việc đi lại, cá nhân/tổ chức cũng có thể đề nghị Luật sư tư vấn hoặc đại diện làm việc với các cơ quan, người có liên quan để yêu cầu người vi phạm chấm dứt các hành vi xâm phạm trái phép quyền về hình ảnh, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Hiện nay, lợi dụng sức lan truyền của mạng xã hội, những vấn nạn liên quan đến bôi nhọ và xúc phạm danh dự xảy ra ngày càng nhiều. Rất nhiều người vì sợ hãi hoặc không nắm được các quy định của pháp luật về vấn đề này mà bỏ qua các biện pháp để tự bảo vệ bản thân. Bất cứ khi nào nhận thấy bản thân có thể đã và đang là nạn nhân của vấn đề này, bạn đều có thể nhờ vào sự trợ giúp của pháp luật để tìm ra phương án giải quyết và bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của chính mình.

ĐTTH


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc