1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Hỏi đáp luật sư

QUY TRÌNH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Hỏi đáp luật sư

QUY TRÌNH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

 

Nội dung câu hỏi:

Gia đình tôi có 01 thửa đất diện tích 652m2, nay nhà nước thu hồi một phần diện tích để làm đường diện tích còn lại khoảng hơn 200m2. Hỏi: Những trường hợp nào bị thu hồi đất? quy trình thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào? Phần diện tích đất còn lại gia đình tôi có được tiếp tục sử dụng không?

Nội dung trả lời:

Trước hết cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi cho cty Luật TNHH YOUTH & PARTNERS, trong tình huống của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

1, Những trường hợp bị thu hồi đất:

Căn cứ Khoản 1, Điều 16 Luật Đất đai 2013; Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

-Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

-Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

-Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2, Quy trình thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng:

Bước 1: Nhận thông báo thu hồi đất

Trước khi quyết định thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra thông báo thu hồi đất. Báo trước 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Ngoài việc được gửi trực tiếp đến người dân bị thu hồi đất, thông báo còn được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông công cộng trên địa bàn.

Bước 2: Thu hồi đất

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích thuộc khu vực các xã, thị trấn, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi diện tích đất có cả tổ chức, gia đình, cá nhân.

Bước 3: Thống kê tất cả tài sản trên diện tích đất

Việc kiểm tra, thống kê tài sản đất đai do Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Lúc này, chủ sở hữu và chủ sử dụng phải có trách nhiệm phối hợp, để công tác thống kê tài sản được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Nếu người sử dụng đất không hợp tác, cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm thuyết phục. Sau 10 ngày không nhận được sự hợp tác, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ lập hồ sơ và đưa ra biên bản cưỡng chế tiến hành kiểm đếm bắt buộc.

Bước 4: Lập kế hoạch bồi thường

Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng là đơn vị tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Họ sẽ  hỗ trợ, bồi thường và tái định cư theo quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bước 5: Thu thập ý kiến của dân

Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng việc tổ chức trưng cầu ý kiến ​​của người dân được coi là khâu khó nhất. Mọi ý kiến ​​của quần chúng nhân dân sẽ được bàn bạc trực tiếp và đơn vị có trách nhiệm bồi thường phải đưa ra thỏa thuận hợp lý để quần chúng chấp nhận phương án bồi thường.

Bước 6: Hoàn thành hồ sơ bồi thường

Đơn vị có trách nhiệm bồi thường sẽ hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ bồi thường trên cơ sở ý kiến, đóng góp và thỏa thuận của quần chúng nhân dân.

Phê duyệt kế hoạch bồi thường, tiến hành kiểm tra thực hiện

Quá trình này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường sẽ hoàn thành trong vòng 1 ngày.

Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường

Sau 30 ngày, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm chi trả, bồi thường, hỗ trợ cho người có đất nằm trong diện thu hồi sau khi có quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, nếu diện tích đất thu hồi có tranh chấp thì số tiền đền bù sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước. Sau khi tranh chấp được giải quyết, cơ quan nhà nước sẽ tiếp tục trả tiền cho những người có quyền sử dụng đất.

Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tư

Sau khi nhận xong tiền bồi thường đúng theo quy định, thì các đơn vị, cá nhân sẽ tiến hành giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trong thời hạn bàn giao đất mà người sử dụng đất là cá nhân không giao đất thì thực hiện cưỡng chế theo quy định của Luật Đất đai.

Tham khảo thêm về luật đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng: 

- Luật đất đai 2013.

 3, Phần diện tích đất còn lại sau khi thu hồi:

Đối với trường hợp của gia đình bạn, sau khi thu hồi một phần diện tích đất, phần diện tích (200m2) đất còn lại vẫn thuộc gia đình bạn, gia đình bạn có quyền quản lý sử dụng.

Trên đây là giải đáp của Luật sư đối với trường hợp của bạn, nếu bạn thắc mắc hay câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn.

LS. VH

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc