1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Hỏi đáp luật sư

Quyền lợi của nhân viên thử việc cần phải biết

Hỏi đáp luật sư

Căn cứ:

Bộ luật lao động 2012

Luật sửa đổi các luật về thuế 2014

Nội dung tư vấn

1. Thời gian thử việc

Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 27 Bộ luật lao động 2012:

Điều 27, Bộ Luật Lao Động quy định về thời gian thử việc như sau:

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Và tất nhiên khi Thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải tiếp nhận người lao động thành viên chính thức.

2. Lương thử việc là bao nhiêu?

Lương luôn là vấn đề mà tất cả chúng ta quan tâm, điều này cũng được pháp luật lao động cụ thể hóa tại Điều 28:

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Tất nhiên, mức lương do 2 bên thỏa thuận nhưng không được thấp hợp mức lương tối thiểu vùng. Mỗi năm thì mức lương tối thiểu vùng lại thay đổi, tùy vào từng địa phương mà sẽ có mức lương tối thiểu vùng khác nhau, tuy nhiên từ 01/01/2019 mức lương sẽ là:

VÙNG

Mức lương tối thiểu

Mức lương có trình độ, qua học nghề (+7%)

Vùng 1

4.180.000

4.472.600

Vùng 2

3.710.000

3.969.700

Vùng 3

3.250.000

3.477.500

Vùng 4

2.920.000

3.124.400

 

Ví dụ: Mức lương công việc thỏa thuận là 4.472.600, vậy mức lương thử việc của bạn sẽ là: 85% x 4.472.600 = 3.801.710đ

3. Thử việc thì có được đóng bảo hiểm xã hội?

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 thì:

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này”.

Vậy, điểm a, b, c, d, đ, g Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định như thế nào:

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

 

Có thể thấy rằng, việc thỏa thuận về đóng bảo hiểm xã hội là không bắt buộc đối với nhân viên thử việc.

Bất cứ khi nào bạn có nhu cầu tư vấn, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được giải đáp thắc mắc miễn phí. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tận tâm và dày dặn kinh nghiệm làm việc cùng các đối tác nước ngoài, DN FDI,… Y&P sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp về Đầu tư trong nước và ngước ngoài, lao động, Doanh nghiệp - Kinh doanh -Thương mại,  Đất đai, Giấy phép


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc