Thứ hai,
Về bồi thường thiệt hại, tại NQ 03/2006/NQ-HĐTP có hướng dẫn cụ thể thực hiện điều 609 Bộ luật Dân sự như sau: Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 609 BLDS năm 2005. Cụ thể hơn, tại NQ số 03/2006/NQ-HĐTP bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Thứ ba,
Cơ quan Vợ bạn trả lời như vậy là không đúng, bởi vợ bạn bị tai nạn trên đương từ nhà tới cơ quan, đây cũng được xác định là tai nạn lao động. Theo đó, cơ quan vợ bạn đang công tác phải có nghĩa vụ thực hiện khai báo với cơ quan bảo hiểm xã hội, qua đó giải quyết chế độ cho vợ bạn theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
1- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, gồm:
- Sổ BHXH;
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB);
- Biên bản điều tra tai nạn lao động.
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
- Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;
- Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú.
II- Quyền lợi được hưởng:
1- Giám định mức suy giảm khả năng lao động:
- Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
Giám định tổng hợp khi:
- Vừa bị TNLĐ, vừa bị BNN hoặc
- Bị TNLĐ nhiều lần hoặc
- Bị nhiều BNN.
2- Thời điểm hưởng trợ cấp:
- Lúc người lao động điều trị xong và ra viện;
- Trường hợp bị thương tật hoặc bệnh tật tái phát thị người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
3- Mức trợ cấp:
a/ Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
b/ Trợ cấp hàng tháng: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
* Lưu ý: Người được hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng nghỉ việc được hưởng BHYT do quỹ BHXH đảm bảo.
c/ Trợ cấp phục vụ:
- Ngoài mức hưởng quy định tại trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
đ/ Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: Người lao động bị TNLĐ, BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
4- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, BNN:
a/ Điều kiện: Nếu sau thời gian điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, BNN mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
b/ Thời gian nghỉ:
- Nghỉ 10 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ 7 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Nghỉ 5 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
c/ Mức hưởng:
- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).