Câu Hỏi: Ông Dương Văn A và bà Nguyễn Thị B có sinh được 04 người con gồm: Dương Thị C, Dương Văn D, Dương Văn E, Dương Thị F. ông A và bà B có tài sản chung là quyền sử dụng đất, trong đó có khoảng 200m2 đất ở và 500m2 đất ruộng. Năm 2007 ông A chết nay gia đình muốn hỏi về phần di sản của ông A sẽ được giải quyết như thế nào? Và được biết Ông E (con trai thứ 2 của ông A và bà B) chết năm 2010 và có vợ và hai con là( bà Nguyễn Thị E1, E2,E3).
TH1: Nếu ông A không để lại di chúc thì di sản của ông để lại được chia như thế nào? Pháp Luật có được phân biệt con trai trưởng và con trai thứ không?
TH2: Trường hợp khi còn sống ông A đã cho ông E là con trai thứ phần diện tích đất nông nghiệp mà giờ nhà nước thu hồi và đền bù thì số tiền đó ai là người được hưởng?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật TNHH Y&P chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
TH1: * Ông A chết không để lại di chúc thì phần di sản của ông A để lại sẽ được chia thừa kế theo quy định pháp luật.
Cụ thể: Ông A và bà B có QSD chung thửa đất 200m2 (vợ chồng mỗi người được sử dụng ½ = 100m2/ 1 người) tức là phần di sản của ông A = 100m2 đất, phần này sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế năm phần bằng nhau gồm bà B, C, D, E (E1,E2,E3), F; 100m2: 5 người (B,C,D,E,F)= 20m2/ 1 người .
Do vậy mỗi người sẽ được hưởng 20m2 phần di sản của ông A để lại.
Căn cứ: Ðiều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
** Ông E là con trai của ông A chết sau người để lại di sản nên mẹ bạn và hai bạn (E1,E2,E3) sẽ là người được hưởng phần thừa kế của ông E khi còn sống được hưởng.
Cụ thể: 20m2 : 3 người đó là (E1,E2,E3)= 6,6m2/ 1 người.
Căn cứ vào Điểm a khoản 1 Điều 651 thì pháp luật quy định rất dõ hàng thừa kế thứ nhất và quyền hưởng thừa kế là như nhau không phân biệt con trai con gái, con trưởng hay con thứ .
TH2: * Đối với phần đất nông nghiệp của ông A do bạn không nói dõ đã làm thủ tục tặng cho chưa nên bên mình sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Nếu khi còn sống mà ông bạn đã làm thủ tục tặng cho bố bạn thì gia đình bạn có toàn quyền sử dụng, định đoạt tài sản đó. Quy trình tặng cho phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định tại Đ467 BLDS 2005 (áp dụng tính thời điểm)
Căn cứ: Điều 467 BLDS 2005 Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Nếu đáp ứng được yêu cầu trên thì khi cơ quan nhà nước thu hồi phần diện tích đất nông nghiệp đó gia đình bạn có toàn quyền nhận tiền đền bù.
** Nếu việc tặng cho quyền sử dụng đất của ông bạn mà không được thực hiện theo đúng quy trình và gia đình bạn không có căn cứ để chứng minh việc ông bạn đã tặng cho phần diện tích đất nông nghiệp cho bố bạn thì khi cơ quan nhà nước thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng số tiền đó sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế đó là bà B, C, D, E (E1,E2,E3).
Trên đây là là giải đáp của Luật sư đối với trường hợp của bạn, nếu bạn thắc mắc hay câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn.
LS. Văn Hoa