Nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường lựa chọn phương án thuê lại lao động, tuy nhiên, việc này chỉ diễn ra trong một số trường hợp cụ thể và tuân theo quy định pháp luật. Vậy, trường hợp nào bên thuê lại được phép sử dụng lao động thuê lại? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu về các điều kiện và quy định cụ thể trong bài dưới đây của Luật Y&P:
Căn cứ pháp lý
Cho thuê lại lao động là gì?
Theo Điều 52. Cho thuê lại lao động quy định như sau:
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Theo đó, cho thuê lại lao động được hiểu như sau:
- Người lao động giao kết hợp đồng với Người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động
- Duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động ngay cả khi làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác là bên thuê lại lao động
- Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng cho thuê lại lao động đối với công việc thuộc danh mục 20 công việc được cho thuê lại lao động được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Tham khảo bài viết: Danh mục công việc được phép cho thuê lại lao động
Trường hợp không được phép sử dụng lao động thuê lại
Theo Điều 53 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 53. Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động."
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp là bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau:
- Thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động
- Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Lưu ý: Đối với trường hợp này để được phép thuê lại lao động, tại Hợp đồng thuê lại lao động giữa Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải có thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại
- Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
Trong đó, thay đổi cơ cấu, công nghệ được quy định tại Điều 42.1 như sau:
"1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm."
(Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp nào? - ảnh minh hoạ)
Trách nhiệm của Bên thuê lại lao động
Theo Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động, Bên thuê lại lao động có trách nhiệm như sau:
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Mức phạt khi Bên thuê lại lao động sử dụng lao động thuê lại trái pháp luật
Theo Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Điều 13. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc không hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết một trong các nội dung sau: nội quy lao động; các yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại; các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và các quy chế khác của mình;
b) Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
c) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn; không khai báo hoặc điều tra tai nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
d) Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực;
c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập;
đ) Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác;
e) Sử dụng lao động thuê lại nhưng không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
g) Sử dụng lao động thuê lại không thuộc một trong các trường hợp sau: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ các trường hợp bị xử phạt trên, doanh nghiệp lưu ý thực hiện thuê lại thuê lao động theo đúng quy định pháp luật cho phép.
Văn phòng luật sư uy tín tại Vĩnh Phúc
Y&P Law firm tự hào là Văn phòng luật sư tư vấn thành lập, xin cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các Dự án đầu tư tại Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang,… Ngoài ra, chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:
Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung,…
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.
● Công ty Luật TNHH Youth and Partners
● Địa chỉ: số 170 Nguyễn Văn Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
● Số điện thoại: 088 995 6888
● Website: https://vinhphuclawyers.vn/
Bài viết tham khảo:
DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC TIẾN HÀNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG KHI THỜI ĐIỂM PHÁT HIỆN LỖI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÃ QUÁ THỜI HIỆU XỬ LÝ KHÔNG?
NTTT