1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC NGHỈ DỒN PHÉP NĂM TRƯỚC KHI XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG?

363 Lao động

NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC NGHỈ DỒN PHÉP NĂM TRƯỚC KHI XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG?
MỤC LỤC

Hiện nay, một số doanh nghiệp đang tồn tại tình trạng người lao động sử dụng ngày phép dồn vào thời gian trước khi nghỉ việc, điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi không có người thay thế công việc và tạo tiền lệ xấu đối với những lao động khác. Do đó, để tìm ra phương án giải quyết bài toán trên phù hợp cho doanh nghiệp mình, mời bạn đọc theo dõi bài viết “Người lao động có được nghỉ dồn phép năm trước khi xin nghỉ việc không?” của Luật Y&P dưới đây:

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật Lao động 2019

Người lao động có được nghỉ dồn phép năm trước khi xin nghỉ việc không?

Người lao động có thể nghỉ dồn phép năm cho những ngày phép còn lại trước khi nghỉ việc.

Căn cứ khoản 4, Điều 113, BLLĐ 2019:

“4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần”.

Theo quy định trên, người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) có trách nhiệm quy định lịch nghỉ phép hàng năm sau khi tham khảo ý kiến người lao động (NLĐ”) và NSDLĐ có thể thỏa thuận với NLĐ để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp một lần. Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty chưa quy định và ban hành lịch nghỉ phép năm. Theo đó, khi NLĐ mong muốn sử dụng phép, NLĐ chỉ cần thông báo trước cho Công ty để sử dụng ngày phép và việc NLĐ sử dụng ngày phép năm dồn vào thời gian trước khi nghỉ việc là hoàn toàn không trái với quy định pháp luật. Cụ thể, hiện tại, pháp luật không có quy định rõ ràng về việc NLĐ sẽ không được sử dụng ngày phép nếu không có được sự chấp thuận từ phía NSDLĐ. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngày phép còn được coi là quyền lợi mà NLĐ được hưởng theo quy định tại Khoản 1, Điều 113 BLLĐ 2019. Do đó, có rủi ro pháp lý vi phạm quy định pháp luật nếu Công ty không cho phép NLĐ sử dụng ngày phép năm dồn vào thời gian trước khi nghỉ việc.

Phương án khắc phục tình trạng nghỉ dồn ngày phép trước khi xin nghỉ việc

Theo BLLĐ 2019 cũng quy định rằng NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Xuất phát từ quy định này, có thể hiểu rằng pháp luật không hạn chế việc NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận ngày nghỉ hàng năm của NLĐ. Tuy nhiên, để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, và hạn chế xảy ra tình trạng nghỉ dồn phép năm trước khi nghỉ việc của NLĐ, Y&P khuyến nghị Công ty xem xét thực hiện phương án như sau: 

Phương án 1: Công ty quy định lịch nghỉ hàng năm xác định rõ ngày nghỉ cụ thể

Theo phương án này, NSDLĐ căn cứ vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, sau khi tham khảo ý kiến của NLĐ, lên kế hoạch nghỉ hàng năm cho NLĐ và thông báo ngày nghỉ hàng năm bằng lịch nghỉ cụ thể xác định rõ ngày nghỉ đến NLĐ.

Với phương án này, được hiểu rằng NSDLĐ đã thống nhất với NLĐ, bố trí lịch nghỉ hàng năm và thông báo trước cho người lao động, trong trường hợp người lao động không có nhu cầu nghỉ, tự nguyện đi làm vào những ngày này, thì NSDLĐ chỉ trả nguyên lương cho những ngày làm việc đó và đồng thời được hiểu rằng NLĐ đã từ bỏ quyền nghỉ phép năm ngày hôm đó.

Tuy nhiên lưu ý rằng, trong trường hợp NSDLĐ đã thống nhất với NLĐ, bố trí lịch nghỉ hàng năm và thông báo cho NLĐ biết nhưng sau đó lại huy động NLĐ đi làm vào những ngày này và được NLĐ đồng ý thì NSDLĐ phải trả ít nhất bằng 300% tiền lương của những ngày đi làm nói trên (chưa kể tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương) (thuộc trường hợp làm vào ngày nghỉ có hưởng lương – Điều 98.1.c BLLĐ 2019.

Hình ảnh Ghim câu chuyện

(Người lao động có được nghỉ dồn phép năm trước khi xin nghỉ việc - ảnh minh họa)

Phương án 2: Công ty quy định lịch nghỉ hàng năm nhưng không xác định rõ ngày nghỉ cụ thể

Theo phương án này, Công ty cần quy định về việc NLĐ phải đăng ký/thông báo trước cho NSDLĐ lịch nghỉ theo tháng hoặc theo quý hoặc theo năm. Theo đó, hàng tháng/quý/năm NLĐ phải đăng ký đến NSDLĐ ngày nghỉ phép trong tháng/quý/năm, căn cứ vào lịch nghỉ phép đã đăng ký, NSDLĐ cho NLĐ nghỉ.

Trong trường hợp này, nếu NLĐ không đăng ký hoặc thông báo cho Công ty thì được hiểu là NLĐ đã từ bỏ quyền nghỉ phép năm trong tháng hoặc trong năm của mình. Đồng thời, trường hợp này cũng không xác định được ngày làm việc cụ thể nào là ngày nghỉ phép của NLĐ. Vì vậy, NSDLĐ có nghĩa vụ trả lương làm việc bình thường cho NLĐ mà không có nghĩa vụ phải trả lương làm thêm giờ cho NLĐ đối với những ngày NLĐ không nghỉ hoặc không nghỉ hết phép hằng năm. (Theo hướng dẫn tại công văn số 308/CV-PC của Vụ Pháp chế - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày 20/07/2022).

Theo đó, Công ty cần quy định trong nội quy lao động/quy định nội bộ Công ty nội dung chặt chẽ, cụ thể rằng: “Trường hợp nội quy lao động hoặc quy định nội bộ của doanh nghiệp đã quy định trao quyền cho NLĐ đăng ký nghỉ phép nhưng NLĐ không đăng ký thì được coi là NLĐ từ bỏ quyền nghỉ hằng năm của mình”.

Do vậy, nếu Công ty quy định nghỉ phép hàng năm theo một trong các phương án nêu trên, thì sẽ hạn chế tối đa cho việc dồn nhiều ngày phép còn dư để xin nghỉ trước khi NLĐ nghỉ việc. Tuy nhiên Công ty cân nhắc áp dụng một trong hai phương án và lưu ý sau:

+ Phương án 1: Doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong việc xác định ngày nghỉ cụ thể mà không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

+ Phương án 2: vẫn có thể sẽ tồn tại dư phép năm trong tháng/quý của NLĐ trước khi xin nghỉ, tuy nhiên con số ngày nghỉ dồn phép năm trước khi xin nghỉ việc là không đáng kể.

Công ty luật tư vấn doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc

Y&P Law firm tự hào là Công ty Luật tư vấn cho doanh nghiệp hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

💥Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

💥Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:

🔑6 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa...

🔑5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường...

🔑 Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Chúng tôi đặc biệt am hiểu về một số bộ quy tắc CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp), như RBA...

🎯Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.

Liên hệ ngay để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đến sự phồn thịnh và vinh quang!

Bài viết tham khảo:

KHI NÀO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

BÊN THUÊ LẠI LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THUÊ LẠI TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

NTTT

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc